Tác nhân gây bệnh:
Epistylis, Zoothamnium, Tokophrya, Acineta, Vorticella (hình 101) là ký sinh trùng đơn bào dạng hình loa kèn, chúng có thể sống đơn lẻ hoặc hình thành tập đoàn, kích thước tế bào nhỏ khoảng từ 60-100 mm.
Dấu hiệu bệnh lý:
- Tôm yếu, hoạt động khó khăn.
- Trên vỏ, phần phụ, mang sinh vật bám đầy.
- Sinh vật bám làm cản trở sự hoạt động và làm mất chức năng hô hấp của tôm, đặc biệt gây tác hại lơn ở ấu trùng tôm và tôm nhiễm bệnh virus.
Bệnh đóng rong trên tôm sú nuôi
Phòng, trị bệnh:
- Lọc kỹ và khử trùng nguồn nước.
- Khi tôm bị bệnh, có thể dùng formalin (37 – 40% formaldehyde) với liều lượng 25 – 30 ml/m3 nước ao nuôi, nên dùng ban ngày và sục khí liên tục trong quá trình xử lý. Formalin có tác dụng trực tiếp diệt sinh vật bám và kích thích sự lột xác của tôm. Bên cạnh đó, cần sử dụng một số hóa chất diệt tảo, diệt nguyên sinh động vật khi chúng phát triển mạnh trong ao nuôi.
TS. Bùi Quang Tề